Đời Sống

ĐÀI LOAN VÀ SỰ BÀN LUẬN VỀ THỨ HẠNG QUỐC GIA GIÀU THỨ 17 TRÊN THẾ GIỚI

Gần đây, trên các trên các diễn đàn, trang cá nhân cũng như báo đài…, tôi thấy mọi người đang xôn xao vì Đài Loan đứng thứ 17 trong số 191 quốc gia trong bảng xếp hạng các quốc gia giàu và nghèo thế giới do tạp chí Global Finance Magazine bình chọn hồi tháng 4. Một hòn đảo nhỏ với thứ hạng giàu thứ 17 thế giới thì quả thật là cũng ngầu lắm. Nên tôi cũng bon chen viết một bài để làm rõ một số điều cũng như chia sẻ ý kiến của riêng mình:

Thứ nhất, đây là thứ hạng được tính trên chỉ số account per capital income (PCI) và purchasing power parity (PPP). Thông thường, các bảng xếp hạng giàu nghèo đều dựa trên GDP của quốc gia thế nhưng ở một số khìa cạnh thì GDP không thể phản ánh chính xác độ giàu nghèo và chất lượng cuộc sống của một quốc gia. Vì thế, tạp chí Global Finance Magazine dùng thuật toán này để xếp hạng là tương đối chính xác, PPP là chỉ số sức mua của người dân. Ở đây, nếu đơn giản chỉ là dựa vào thu nhập bình quân thì chắc chắn không ai qua được Đại Lục, nhưng nếu bài toán này kéo thêm yếu tố sức mua vào thì Đại Lục rớt xuống hàng thứ 74 trong tổng số 191 quốc gia. Nhiêu đó đủ để ta hiểu thứ hạng đứng thứ 17 này của Đài Loan từ đâu mà ra, chính là từ chỉ số sức mua của đất nước này rất cao. Lúc tôi mới đến Đài, tôi rất ngại đi ăn, đi chơi với các bạn, không phải vì không hợp mà là vì tôi không đủ tiền để chơi ngang với họ. Mỗi lần đi du lịch các bạn ấy ở toàn khách sạn 4,5 sao, đi mua sắm các bạn toàn mua hàng hiệu, ăn uống thì không tiếc tiền mặc dù chỉ là sinh viên thôi. Tôi thật sự khớp sức mua của họ. Mặc dù, cũng có những người sống rất tiết kiệm nhưng về cơ bản họ có một mức tiêu chuẩn nhất định, sự lựa chọn không bao giờ thấp hơn mức tiêu chuẩn đó.  

Thứ 2, nếu chỉ nhìn vào lương cơ bản khoảng 15 triệu đồng của Người Đài thì rất nhiều người đánh giá đồng lương này thấp. Vậy tại sao sức mua của họ lại cao như vậy? Đó là do chính sách khống chế vật giá. Ở đây, có một sự thật ra thức ăn thức uống, xăng dầu, giá điện nước… đều nằm trong sự khống chế nhất định của chính phủ. Việc phá gia hay lạm phát là khá khó để xảy ra. Vì vậy, với mức thu nhập chỉ cao hơn Việt Nam không bao nhiêu nhưng lại leo lên tận hạng 17 thì tất nhiên phải có lí do của nó. Ngày xưa nhiều người hay nói nếu tôi về Việt Nam làm chắc chắn lương không thua hoặc thậm chí cao hơn ở Đài Loan. Nhưng sự thật là với vật giá leo thang hàng ngày ở Sài Gòn, tôi thật sự không chắc cuộc sống mình sẽ thoải mái hơn bây giờ.

Lí do thứ ba, đây là lí do tôi và bạn mình rất thường hay bàn luận, đó là “地下經濟” của người Đài, được hiểu như các nguồn thu nhập ngầm mà chỉ số thu nhập bình quân không bao giờ phản ánh được. Có một thực trạng ở đây là các hàng quán lề đường, chợ đêm, các dịch vụ liên quan đến tôn giáo, y tế, giáo dục, hay một số ngành nghề mà nhà nước không yêu cầu đóng thuế lại là một nguồn thu nhập dồi dào cho người Đài. Văn hoá ẩm thực đường phố lại vừa là nét đặc trưng của du lịch nước này, nhưng đồng thời cũng là cái máy hái ra tiền mà không cần đóng một đồng thuế của họ. Tôi có đứa bạn học cao học ở Mỹ về, nó đi làm ở tập đoàn lớn với mức lương 70 nghìn tiền Đài , khoảng hơn 50 triệu tiền Việt được vài hôm, nhưng nó không thèm làm vì nhà nó ở ngay một cái chợ đêm ở Đài Bắc, hàng ngày nó xách cái bàn ra bán một món đồ ngọt cực kì đơn giản mà một tháng kiếm hơn 100 nghìn tiền Đài. Đã vậy còn không cần đóng thuế. Thử hỏi những nguồn tiền như thế thì có thánh mới tra được ra, nhưng nó sẽ thể hiện rõ qua sức mua mạnh. Vì người ta có tiền mới dám xài, đây là quy luật muôn đời rồi. Sơ sơ thì với sự tìm hiểu và tham khảo từ bạn mình, tôi viết một bài chia sẻ để mọi người có thêm một góc độ nhìn nhận con số 17 này. Về cơ bản, khoảng cách giữa chỉ số thu nhập bình quân và chỉ số sức mua hàng càng nhỏ thì nền kinh tế đó được đánh giá là càng organic (lành mạnh), nhưng ở nền kinh tế của Đài Loan thì điều này vẫn còn tồn tại bất cập, vì khoảng cách giữa chúng còn khá xa. Bạn tôi thường hay bảo việc khống chế vật giá quá tay làm cho nên kinh tế Đài Loan phát triển có chút biến tướng (kiểu như đồ ăn rẻ một cách không hợp lí chẳng hạn) , nhưng tôi thấy trong quá trình quá độ thì đây là một sự lựa chọn hợp lí. Ít nhất người dân sống không vất vả đến nỗi hành động sai trái đem lại các tệ nạn xã hội không đáng có.

#ThứhạngĐàiLoan  #KinhTếĐàiLoan #ĐàiLoan #Thứhạngquốcgia #solisetalesblog #solisetales #solisetales.com

Bình luận về bài viết này