“香港愛情故事”
Trời đánh đứa nào tạo ra cái Daylight Saving Time, bình thường mỗi tối thứ 2 mình phải conference call với khách hàng bên Mẽo, nó 8:30 sáng thì mình 8:30 tối. Ngày qua tháng lại yên ổn cho đến cái thời daylight saving, mình 9:30 tối nó mới 8:30 sáng. Số khổ đêm trước còn xem phim Hường Công đến sáng, giờ ăn no chỉ muốn đi ngủ bù nhưng mà 9:30pm mới được call lận mấy má ôi.
Ngồi đợi vô vọng quá viết vài dòng về bộ phim đêm qua xem. Ta đã nói nhiều lần, dân mê phim TVB là mê cái roots gia đình, tình cảm, xã hội thực tế mà sâu sắc của nó. Chứ không phải đi đọ hoành tráng với Trung Quốc và Hàn Quốc đâu. TVB tiền đâu mà làm, cố làm thì nó chín ép, nhận tiền của Đại Lục thành ra phim nửa nạc nửa mỡ, không đâu khớp vào đâu. Cho nên phim hay của TVB bây giờ đa phần lại rơi vào các phim ngân sách nhỏ, bị đối xử như con ghẻ, diễn viên chính cũng chỉ được mặc có vài bộ đồ, điển hình là “CHUYỆN TÌNH HƯƠNG CẢNG”.

Phim dài 12 tập, mình còn mong được dài hơn một tí vì không nỡ chia tay, nhưng thôi, tính ra biên kịch xử lí tình huống thông minh lắm, vừa đủ liều, làm cho ai cũng luyến tiếc và nghĩ về sau này của các nhân vật lại hoá ra hay, nhất là cặp đôi nhiếp ảnh kia, mê gần chết, chỉ hi vọng có thêm vài cảnh giường chiếu thì mới đủ đô.
Phim tâm lý, vẫn tập trung vào những câu chuyện gia đình trong bối cảnh giá nhà Hồng Kông đã trở thành nỗi ám ảnh của người Hồng từ lâu. Dĩ nhiên đề tài này thì có gì mới mẻ đâu, giá nhà chạm trời ai cũng biết, mình lang thang ở Hồng Kông cả tuần lễ, đi hết Hồng Kông, thấy hết điều kiện sống của dân thường nơi đó, nhưng phải đến khi xem phim này mình mới hiểu hết những khía cạnh đời sống sâu bên trong tâm lý con người nhất của thời đại khủng hoảng nhà cửa đối với người Hồng Kông.
(1) Không gian nhỏ hep, va chạm nhiều, chất lượng cuộc sống thấp, khiến cho những người vốn dĩ rất yêu thương nhau cũng quên mất người đang đối diện với mình đã từng có ý nghĩa như thế nào với chính họ.
(2) Mua nhà trở thành tiêu chuẩn của hạnh phúc, là đích đến của đời người, khiến những cặp đôi trẻ tuổi quên mất ý nghĩa vốn có cuộc sống là gì, là trải nghiệm, là để yêu thương nhau, hay là để cắm đầu cày tới khi chết để có một căn nhà?
(3) Khi những thanh niên trẻ thu nhập chỉ ở mức 15-30k HKD, họ phải lựa chọn giữa việc có nhà, không có thời gian, hay là có thời gian, có yêu thương cho nhau nhưng chấp nhận sống tạm bợ, không có một căn nhà của chính mình. Kết phim đôi vợ chông trẻ vẫn lựa chọn không vội mua nhà, bỏ cọc để tiếp tục sống cùng nhau hạnh phúc thay vì hằng ngày gây áp lực với nhau vì căn nhà. Mình vẫn nhớ mãi câu nói của anh chồng khi kết phim, hai đứa ôm nhau vừa hát vừa nhảy bên cảng, sáng nay mình nghe lại nhạc phim vẫn khóc theo, phim gì mà sâu sắc, tinh tế thế, chạm tới tim luôn, anh nói: “Mình đã hơn 30 tuổi rồi, thoáng cái là 40, 50 tuổi, anh không muốn mình cho đến khi chết cũng chỉ biết làm để mua nhà, vậy thì căn nhà không có hạnh phúc đó còn ý nghĩa gì nữa đâu”. Đành rằng là mình đồng ý với cách nghĩ này nhưng vẫn chua xót chứ. Vì ở Hồng Kông, không phải cứ cố gắng là sẽ có nhà đâu. Họ bị bắt buộc phải hạnh phúc với cái mình đang có mà thôi.
(4) Dĩ nhiên người có tiền, người có nhà ở Hồng Kông vẫn nhiều lắm nhưng tệ nạn không nhà ở Hồng Kông vẫn rất đáng suy nghĩ và đau lòng. Thậm chí nếu bạn ngẫm nghĩ về nhân vật Sophia, bạn sẽ hiểu để có A, bạn chỉ có thể bỏ B, xã hội Hồng Kông khắc nghiệt lắm, nếu bạn lang thang trên đường phố nhiều ngày sẽ thấy con người sống rất vội, sống cộc cằn với nhau. Mình ở Đài tuy bọn nó fake fake nhưng không khiến mình thấy lãnh lẽo như ở Hồng Kông. Nhìn vào sự cô đơn của Sophia, mình chỉ ráng nhắc bản thân khi còn trẻ phải chơi xa đoạ vào, không thôi già rồi, có tiền, có thời gian cũng không biết chới với ai và chơi cái gì.
Chốt hạ, 9:05 pm rồi, chuẩn bị đi call, phim Hồng Kông hay nhất trong năm qua theo cảm nhận của hai chị em mình. Trước khi xem phim này mình ráng xem 3 tập của Sư Đồ Hành Giả 3, phim xịn nhất, diễn đỉnh khỏi chê, nhưng dở đến nỗi mình không xem hết nỗi tập ba. Kết cấu rời rạc, nhịp điệu chậm chạp, câu chuyện thiếu hấp dẫn, dở hơn cả Bằng Chúng Thép 4. Nói thật lòng, ai mê đừng chửi chứ dù diễn viên diễn tốt cỡ nào thì CONTENT cũng là quan trọng nhất. Content dở thì thua rồi.
Câu cuối chúc mừng team nhỏ CHUYỆN TÌNH HƯƠNG CẢNG. Chúc mừng Cung Gia Hân đã có một vai diễn để ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả sau vai diễn Carmen năm đó, phái thực lực luôn có cách để toả sáng.
#Chuyệntìnhhươngcảng #chuyệntìnhhồngkông #香港愛情故事 #羅天宇 #龔嘉欣 #CungGiaHân # LaThiênVũ #sctv9