#NationalMuseumofTaiwanHistory#Tainan
Đi khá nhiều bảo tàng lịch sử ở Taiwan hôm nay đã hơi hơi hiểu hiểu và trả lời được câu hỏi muôn đời “Tại sao người Taiwan luôn rất là không ưa bị gọi là người Trung Quốc?”
Mình viết ở góc độ khách quan của người nước ngoài và từ góc nhìn lịch sử nha và viết theo quan điểm riêng của mình, nếu có điểm nào chưa đúng thì mình cùng đóng góp ý kiến nhé!


– Đầu tiên mình xin bỏ giai đoạn đồ đá, đồ đồng, đồ kim loại gì đó…Thời đó ai cũng cởi chuồng tắm mưa, ăn trái cây như nhau thôi ạ! Thời này ở đây chỉ có người bản địa sinh sống. Nói đơn giản thì đây tuyệt đối là vùng đất bị bơ đi. Qua các triều đại lớn của TQ, qua hằng trăm sự kiện lịch sử đang xảy ra, tất tật đều liên quan đến Taiwan. Và TQ cho đến tận cuối triều Minh, Thanh ( hai triều đại phong kiến cuối cùng) thì chưa có tài liệu chính thức nào nói Taiwan thuộc về TQ.
– Một trong những cột mốc đầu tiên là đầu thế 16, khi mà các anh Châu Âu muốn vào xâm chiếm Đông Á thì Taiwan là vị trí chiến lược. Hà Lan vào, sau đó Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bla bla bla cùng thời điểm thay nhau thống trị các vùng khác nhau của hòn đảo này. Cũng trong thời gian nay, Nhật và TQ dòm ngó Taiwan rồi nhưng chưa sơ muối được gì thôi, lúc này Dutch đang mạnh quá mà. Lúc này Taiwan bán mấy con tuần lộc nhiều nhất, có thể gọi là vật phẩm làm giàu. Cho nên, ai đó để ý thì trong văn hoá Taiwan, rất thường xuất hiện mấy em Deers.
– Dutch chiếm Taiwan làm trung tâm kinh tế được khoảng 38 năm thì China nhào vô dành ăn. Zheng Chen Gong oánh thắng Dutch, chính thức kiểm soát Taiwan đến hết triều Thanh luôn. Khách quan mà nói thì thời gian này Taiwan thuộc về China, khoảng hơn 230 năm. Về mặt văn hoá, Dutch chiếm Taiwan khá lâu nhưng không để lại nhiều nhiều ảnh hưởng cũng như di tích. Mình đi ăn chơi lâu vậy mới thấy có cái #安平古堡#ZeelandiaFort#AtTainan là do người Dutch xây dựng mà thôi.
– Đến hết nhà Thanh thì Taiwan rơi vào tay Nhật 1895. Hơi muộn nhưng Nhật để ý em nó lâu lắm rồi. Ôm nhau một phát là vọn vẹn 50 năm cho đến hết thế chiến thứ 2. Tuy là bị Nhật thống trị nhưng người Đài đa số rất yêu mến người Nhật nhé. Nếu để ý sẽ thấy mấy bảo tàng ở Taiwan toàn nói đến cống hiến của người Nhật đối với sự phát triển toàn tập của Taiwan. Câu chuyện này thì dài bao gồm giáo dục, điều tra dân số, các nghiên cứu khoa học, hệ sinh thái, giao thông…Hàng năm lượng khách du lịch của hai nước này qua lại thăm nhau nằm hàng đầu. Văn hoá Nhật ảnh hưởng sâu sắc ở đây, nhất là tầm tuổi của cha mẹ mình , họ cư xử, ăn mặc, ăn nói giống người Nhật lắm. Phải để ý mới biết nha.
– Năm 1945 The World War 2 kết thúc, khúc này là kinh điển nhất nha. Phát X thua Đồng Minh. Nhật đầu hàng và trao trả Taiwan cho Đồng Minh. Mỹ thì dĩ nhiên muốn lấy Taiwan rồi, nhưng lấy cũng phải nhìn sắc mặt mấy anh đồng minh còn lại. Nên cách tốt nhất là để Taiwan lơ ngơ ngoài chợ, ko thuộc về ai hết. Cùng thời điểm ở TQ, Tưởng Giới Thạch sắp thua phe C/S của Mao Trạch Đông. Lúc này Mỹ chắp cánh cho Tưởng qua quản Taiwan để tiện bề chi phối và ko để C/S ăn mất Taiwan. Năm 1949 Trạch ca ôm đồ bỏ chạy sang Taiwan, còn ổng ôm gì hả? Nhiều lắm! Nghe nói tới mấy trăm con thuyền lận. Còn thuyền chứa cái gì hả? Chứa tiền, báu vật hoàng gia (nghe đồn 6500 pcs thì phải) và người thân tín…Cho nên mình sẵn comments cho ai thích đi Beijing xem bảo vật thì nên tìm hiểu kĩ ạ, vì bảo vật giờ nằm hết ở #BảoTàngGugong (Taipei, Taiwan), ai muốn xem buiding thì đi #Gugong Beijing, China ạ! Sau khi anh Trạch qua đây thì thành lập (nói cách khác là tiếp tục) nhà nước Trung Hoa Dân Quốc ( còn gọi là Taiwan) dưới sự trợ giúp nhiều mặt từ U ớt cho đến hôm nay. Nhìn vào công nghiệp bán dẫn là biết ha. Túm tắt Đây là lí do tại sao Taiwan cứ bị ương ương như vậy. Ai phe TQ thì ko thừa nhận Taiwan là quốc gia độc lập. Ai ko phe kia thì thừa nhận. Mà cho dù có thừa nhận hay không khách quan mà nói thì passport Taiwan vẫn là một trong những hộ chiếu quyền lực lắm. Cho nên, dù ở góc độ nào, phe nào đều có lý riêng để tin tưởng điều mình cho là đúng. Nhưng ở góc độ người Đài yêu nước thì họ chưa bao giờ thừa nhận mình là ng TQ, vì họ chưa bao giờ dùng chung chế độ, không dùng chung hộ chiếu. Xét về bị thống trị thì họ cũng từng bị rất nhiều nước khác nhau trị vì qua, trước và sau thế chiến thứ hai kết thúc Japan không trả Taiwan cho TQCS nên về lý họ cho rằng mình ko thuộc về nhà nước TQ C/S hiện tại. Túm gọn là vậy. Cho nên, tránh dc thì tránh, né dc thì né đừng nói mấy đề tài nhảy cảm này với dân local.
Bảo tàng này là phù hợp cho tour cuối tuần muốn giả bộ trí thức, chụp hình này nọ sẵn thu gom thêm một ít kiến thức và văn hoá, lich sử nhé!





Pros: Đẹp, sông nước hữu tình, thông tin vừa đủ khách quan, sắp xếp logic, có tiếng anh ạ.Cons: Hơi xa trung tâm, kế bên vắng hoe, to rộng mà ghê bà cố. Khách du lịch ít, toàn thấy học sinh tham quan. Nhìn như chỉ phục vụ cho giáo dục.