Cuối tháng này có thằng em bay về Việt Nam, sáng đang mơ mơ màng màng chưa tỉnh giấc nó nhắn cho chế : Chế ơi có muốn review câu chuyện cái cân của Vietjet không? Tôi bảo nó kể nghe xem!!
Thế là nó đánh một hơi một mớ tin nhắn như xả vào mặt bà chế.
Chuyện là vì nhiều lí do mà rất nhiều chúng ta lựa chọn Vietjet để bay chặng Đài Loan và Việt Nam. Từ thời còn sinh viên tôi đã biết chất lượng dịch vụ của họ ở mức độ nào nhưng tiền nào của đó, mình chọn thì mình chấp nhận. Khi nào có khả năng mình sẽ chọn hãng bay tốt hơn. Dạo gần đây tôi ít về Việt Nam hơn nhưng trong friendlist của mình, có hôm tôi đọc được tới 3 posts chửi rủa Vietjet một cách cay đắng không chừa đứa nào trong hãng luôn, từ đứa bán vé, đứa check in cho đến tiếp viên, chửi luôn bà chủ tỷ phú vì làm ăn càng ngày càng thiếu nguyên tắc…Tôi không bình luận nó tốt hay xấu vì mỗi người có một lí do để chọn lựa và có những trải nghiệm khác nhau. Tôi chỉ kể lại câu chuyện của thằng em vì nó “tha thiết” muốn chia sẻ, và tôi nghĩ kinh nghiệm này là vô cùng cần thiết cho đa số sinh viên, người lao động và dân nhập cư người Việt tại Đài Loan. Dù thế nào thì Vietjet vẫn là hãng hàng không khá phổ biến cho chúng ta.
Câu chuyện cái cân như sau:
Thông thường việc cân hành lý xách tay được thực hiện ngay tại quầy check in, nếu quá 7kg bạn sẽ phải lựa chọn một là bỏ vào hành lý kí gửi nếu còn chỗ (Thông thường chuyện này không có mấy khả năng, chúng ta mỗi lần về đều mang cả thế giới về chung), hai là mua thêm hành lý kí gửi gói nhỏ, ba là năn nỉ cho qua. Cả ba cách tôi đều đã xài qua nhưng lần cuối tôi không năn nỉ được nữa đành mua gói kí gửi 15kg, trong khi tôi quá có 1kg, hơi đau nhưng là một bài học, sau này tôi luôn cân đúng 7kg thôi, mẹo là đừng vác vali làm gì cho nặng, cứ lấy mấy cái Balo vải hoặc túi vải đựng cho tranh thủ được nhiều đồ, cái vali không thôi mất m* 2kg rồi.
Chuyện giờ đã khác, các chị em quầy check in của Vietjet bây giờ nice như cô tiên, cân và đeo sticker một cách vô tư, không phàn nàn, không khó chịu, bao nhiêu cũng cho qua hết. Chặng chốt hạ là ở cửa máy bay nha. Hắn lôi cái cân 15kg ra mà kim cong cong cỡ như ăn hết 0.5 kg của người ta rồi. Xong rồi hắn bảo: Giờ em không thể phụ thu kí dư, nên sẽ giúp anh chị kí gửi, mà keyword là giá kí gửi theo số kg dư là 315 ngàn 1 kg. Cú knock-out trạm cuối cực đẹp làm cho mấy anh chị em thấy dễ nên đem một mớ gói to gói nhỏ theo, xong rồi tức chết tươi chết tưởi trước cửa thiên đường.
Xưa nghe đồn Vietjet có chiêu này nhưng chưa bao giờ gặp, sáng nay thằng em nhắn khi nó ở ngay cửa máy bay. Sống động như thật các mợ ạ. Vì vậy tôi vẫn khuyên, cứ làm đúng luật của họ để khỏi bị lợi dụng những sơ hở tâm lý mà trả giá còn đắt hơn. Anh bạn huyền thoại của tôi có một cuộc đời bay trên không vẫn luôn bảo với tôi rằng: khi chúng ta cố gắng tiết kiệm những đồng tiền nhỏ, có thể chúng ta sẽ phải trả giá bằng những đồng tiền lớn ở trạm cuối.
Còn về phía hãng hàng không, chắc tôi ngu ngốc nên vẫn không thể hiểu vì sao họ vận dụng cách này để vận hành. Trong bối cảnh các hãng hàng không từ giá rẻ đến trung cao cấp đều gồng mình trong cuộc cạnh tranh giành khách hàng thì vietjet vẫn hiên ngang thách thức người tiêu dùng. Có lẽ bà Thảo vẫn nghĩ người tiêu dùng Việt là những kẻ không có tư duy, chỉ cần giá rẻ thì dù chất lượng dịch vụ tệ thế nào hay Brand Image ( hình ảnh thương hiệu) xấu xí cỡ nào thì người ta vẫn buộc phải bay Vietjet. Nếu là thế thì hãi lắm, chẳng lẽ người Việt mua sắm suốt đời cũng chỉ tìm giá rẻ, thế thì kinh tế và chất lượng cuộc sống sẽ muôn đời dừng ở một điểm thôi sao? Vậy chừng nào sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu Việt mới cạnh tranh nổi với hàng ngoại. Tôi rất muốn hỏi bà ấy câu hỏi đó.
Dù thế nào đi nữa, hãy là người tiêu dùng thông minh, nếu lựa chọn bay rẻ thì đừng bị cái rẻ lợi dụng, và sau khi so sánh, nếu chúng ta bay với nhiều hành lý thì suy cho cùng vietjet không hề rẻ chút nào, nó chỉ rẻ khi ta bay tay không mà thôi. Dạo này tôi hay bay China Airlines, với gói 40kg, xách tay nếu không quá 10kg thì cứ gói sao cho gọn là được, ghế rộng, máy bay rộng, mấy chị tiếp viên chuyên nghiệp và ngọt ngào. Tôi không phải người xính ngoại, nhưng tôi thích so sánh và cho mình quyền chọn lựa trong khả năng cho phép. Bây giờ tôi không còn tin vietjet là hãng hàng không giá rẻ về sản phẩm nữa, nó rẻ về định vị thương hiệu mà thôi.
#reviewvietjet#hànhlýxáchtay#câuchuyệncáicâncủavietjet#solisetalesreview#solisetales#soliseblog#越捷評價#越捷#越捷手提行李#越捷好不好
Cách này là ép người rồi còn gì! Như bạn nói, thà bỏ tiền mua China Airlines còn hơn. Có mắc hơn, nhưng không cảm thấy bực mình. Thực ra thì đóng tiền phí quá cước 315k/kg thì chỉ cần lố 20-25kg là mua được cái vé China Airlines rồi 🙂
ThíchĐã thích bởi 1 người
Vậy nên mới chán đó Len, gì đâu mà thấy làm ăn ko có tí nguyên tác luôn, nhiều ng cứ nói là ham rẻ ko có tiền hay than, nhg mà cái mình muốn nói là cách vận hành không giống ai. Xong cú này mình cũng dẹp luôn nó 😡
ThíchĐã thích bởi 1 người